Kiến thức

  • Ở Việt Nam cây cao su được di thực vào năm 1897, được trồng tại hai điểm: một ở vườn thí nghiệm Suối Dầu - Nha Trang của bác sĩõ Yersin, và một ở vườn thí nghiệm Ông Yệm, Lai Khê - Bến Cát - Bình Dương. Đến thập niên 1920, cao su phát triển thành đồn điền tại các khu vực xung quanh Sài Gòn - Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một

    Đến năm 2003, diện tích cao su thuộc tổng công ty cao su Việt Nam đạt 219.600 ha, trong đó 173.700 ha đang được khai thác mủ. Diện tích cao su nay trải rộng từ Đông Nam Bộ đến Tây Nguyên và Miền Trung, điều kiện sinh thái của các vùng này rất khác nhau, sinh trưởng và năng suất của cây cao su cũng thay đổi tùy theo điều kiện môi trường.

  • Hiện nay, một số nhà máy chế biến cao su sử dụng khí gas hóa lỏng LPG (Liquefied Petroleum Gas) hoặc dầu Diesel (dầu D.O) trong lò sấy cao su. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật về vấn đề an toàn sử dụng, môi trường sạch, hiệu quả về kinh tế… thì những ứng dụng này đều có những nhược điểm nhất định. Tại hội thảo “Công nghệ khí hóa và ứng dụng” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về năng lượng tiết kiệm (ENERREAM) tổ chức vừa qua, đã giới thiệu việc ứng dụng công nghệ khí hóa trấu trong sấy mủ cao su.
  •  CAO SU THIÊN NHIÊN